Book 247 – Đại Lý Vietjet Air Hướng Dẫn Thủ Tục Để Làm Đại Lý Cho Book 247

Làm đại lý Vietjet Air cần thủ tục như thế nào?

Làm đại lý vietjet như thế nào? Ngày nay, nhu cầu đi lại bằng máy bay đã trở nên thường xuyên và rộng rãi do mức sống cao hơn, nhiều người có đủ khả năng chi trả cho loại phương tiện hàng không này chứ không như trước đây – máy bay vẫn là phương tiện có chi phí cao và người ta vẫn đắn đo trước khi đi máy bay. Một trong những hãng hàng không được nhiều người lựa chọn chính là Vietjet bởi hãng này có giá vé rẻ lại có nhiều chương trình siêu khuyến mãi cho khách hàng. Cũng chính vì thế, ý tưởng mở đại lý vé máy bay được đặt ra và người ta cũng quan tâm cách thức, thủ tục làm đại lý vé máy bay Vietjet ra sao, lợi nhuận như thế nào? Sau đây, Book247 – với vai trò cũng là một đại lý của hãng Vietjet Air sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan hơn về vấn đề này.

đại lý vietjet

Thủ tục làm đại lý Vietjet Air

Hiện nay có 2 cấp đại lý bán vé máy bay Vietjet là cấp 1 (F1) và cấp 2 (F2) nhưng đa số thường mở đại lý vé máy bay cấp 2 vì có nhiều lợi nhuận hơn. Tuy nhiên đại lý F1 lại là cơ sở, là người hướng dẫn cho đại lý F2 những kiến thức cơ bản trong việc kinh doanh, bán vé máy bay cho khách hàng.

Đại lý F1

Là đại lý cấp cao nhất, xuất vé trực tiếp từ hãng. Nếu muốn làm đại lý cấp 1, chủ đại lý phải đáp ứng yêu cầu lớn từ hãng hàng không như đủ doanh số bán vé hàng tháng, vốn đầu tư lớn cỡ từ vài trăm tỷ đến vài tỷ.

Đại lý F2

Chính là nhánh con của đại lý cấp 1, xuất vé chủ yếu từ đại lý cấp 1. Làm đại lý bao gồm các thủ tục sau:

  • Đối với cá nhân muốn làm đại lý: bạn cần cung cấp cho đại lý cấp 1 các loại giấy tờ như sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân (người đại diện kí hợp đồng), hợp đồng thuê nhà (photo công chứng không quá 10 ngày).
  • Đối với doanh nghiệp: cần chuẩn bị các loại giấy tờ như giấy phép kinh doanh, sổ hộ khẩu và chứng minh nhân dân (người đại diện kí hợp đồng), hợp đồng nhà (photo công chứng không quá 10 ngày).

đại lý vietjet

Về thủ tục làm đại lý vé máy bay cấp 2, cả cá nhân hay doanh nghiệp ngoài việc xuất trình, cung cấp các loại giấy tờ quy định thì vẫn cần chuẩn bị vốn từ vài chục đến vài trăm triệu. Trong đó bao gồm tiền thế chân cho đại lý cấp 1 tầm vài chục triệu tuy nhiên số tiền này cũng xem như tiền tài khoản trừ dần cho việc xuất vé. Ngoài ra, khi mở đại lý bạn cũng cần cân nhắc kỹ thế mạnh của mình trước, quan trọng nhất là lợi thế về mặt bằng và kinh nghiệm bán vé máy bay. Bởi khi có mặt bằng sẵn rồi bạn sẽ tiết kiệm chi phí đầu tư đáng kể, thêm vào đó là kinh nghiệm bán vé được 1 – 2 năm sẽ cho bạn cái nhìn khách quan về tiềm năng khách hàng cũng như đề ra chiến lược kinh doanh.

Cũng là chủ đại lý bán vé tuy nhiên giữa cá nhân và doanh nghiệp vẫn sẽ có ưu – nhược điểm khác nhau khi làm đại lý vé máy bay Vietjet.

Doanh nghiệp

Cá nhân – Đoàn thể

Ưu điểm: tự xuất hóa đơn phần chênh lệch bán vé và khách hàng mua vé sẽ an tâm khi mua vé tại công ty, doanh nghiệp.Nhược điểm: công ty vừa mới thành lập phải tốn kém cho các chi phí cho nhân viên kế toán, quản lý, tư vấn, báo cáo thuế. Ưu điểm: chi phí đầu tư gọn nhẹ, không cần tốn kém khoản chi trả nhân viên vì tự quản lý, không cần báo cáo thuế.Nhược điểm: không tự xuất hóa đơn phần chênh lệch bán vé

Lợi nhuận khi làm đại lý Vietjet

Vấn đề lợi nhuận khi làm đại lý vé máy bay Vietjet vẫn là vấn đề quan tâm hàng đầu vì mục đích chính của các đại lý chính là khai thác nguồn khách hàng tiềm năng và từ đó chiết khấu lợi nhuận qua việc mua vé. Vậy lợi nhuận đó như thế nào? Trước tiên bạn hãy tìm hiểu việc mua vé thông thường tại hãng hay website hãng hàng không nhé!

Mua vé tại hãng Vietjet

Khi mua vé trực tiếp tại hãng hàng không, giá vé mà khách hàng phải chi trả là:

Giá vé mua tại hãng = Giá Net (Fare – giá trần) + 10% VAT + 60.000 hoặc 50.000 VNĐ (lệ phí sân bay) + 50.000 VNĐ/người/lượt (phí dịch vụ bán vé).

Bài viết liên quan: Đặt Vé Nhanh Chóng Chỉ Mất 1p30s – Nhanh Tay Booking Vé Giá Rẻ Số Lượng Có Hạn

Mua vé tại website của hãng Vietjet (mua online)

Giá vé mua tại website = Giá Net (Fare – giá trần) + 10% VAT + 60.000 hoặc 50.000 VNĐ (lệ phí sân bay) + 50.000 VNĐ/người/lượt (phí dịch vụ bán vé) + phí thanh toán thẻ nội địa hoặc bảo hiểm.

Mua vé tại đại lý vé máy bay Vietjet

Giá vé mua tại đại lý = Giá Net (Fare – giá trần) + 10% VAT + 60.000 hoặc 50.000 VNĐ (lệ phí sân bay).

Có thể thấy rằng, việc mua vé tại các đại lý bán vé sẽ rẻ hơn so với mua tại hãng hoặc mua qua website của hãng là 50.000 đồng/người/lượt (phí dịch vụ). Tuy nhiên, trên thực tế các đại lý sẽ cộng thêm chi phí vào các khoản khác trên cơ sở sự thỏa thuận giữa các đại lý và khách hàng. Do đó, các đại lý vẫn thu lợi nhuận từ các khoản như vậy.

So với việc mua vé trực tiếp tại hãng hay mua vé tại website của hãng thì đa số người ta lựa chọn mua vé tại đại lý bởi có thể tiết kiệm chi phí đi lại vì không thể đến trực tiếp hãng hàng không được, thanh toán hình thức online vẫn chưa phổ biến và hành khách cũng chưa quen với việc này hay là việc khó xuất hóa đơn khi mua vé tại website của hãng. Do đó, nếu khách hàng đặt mua vé tại các đại lý bán vé có thể yên tâm hơn vì vẫn mua được đúng vé của hãng hàng không mà lại có thể dễ dàng thay đổi thông tin, xuất hóa đơn, đổi vé hay hoàn lại vé do một số vấn đề phát sinh mà nếu mua tại hãng thì sẽ khó khăn cho việc thay đổi.

 

Tìm kiếm các từ khóa liên quan: tổng đài đại lý vietjet ❘ văn phòng đại diện vietjet air tại tphcm ❘ đại lý vietjet air quận 7 ❘ trụ sở vietjet air tphcm ❘ đại lý vietjet air vung tau ❘ đại lý vietjet air gò vấp ❘ đại lý vietjet air đà nẵng ❘ đại lý vé máy bay tp hcm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *